Lịch sử Thành Bình Định

Trước khi xây thành Bình Định mới, thủ phủ của đất Quy Nhơn nằm tại vị trí Thành Hoàng Đế do Nguyễn Nhạc trấn lĩnh, được xem là kinh đô của nhà Tây Sơn thời kỳ đầu. Thành Hoàng Đế cũng là nơi xảy ra nhiều trận đánh giữa nhà Tây Sơn và chúa Nguyễn trong đó có giai đoạn tướng Võ Tánh của chúa Nguyễn. Năm 1801, Khi quân của Nguyễn Ánh rút về Gia Định, Giao Thành Bình Định cho Ông Võ Tánh và Lễ Bộ tham tri Ngô Tùng Châu cố giữ thành-Có nhiệm vụ lãnh vài Quân ở lại Tử chiến Đánh Cầm Chân Quân Tây Sơn, còn Đại Quân Theo Chúa Nguyễn Phúc Ánh đánh ra lấy lại đất Thuận Hóa, Phú Xuân (Trận Này Chúa Nguyễn Toàn Thắng thống nhất toàn bộ đất nước từ Ải Nam Quan đến mũi Cà Mau, trên Biển Đông có Hoàng Sa, Trường Sa, Côn Sơn, Côn Đảo, phía nam có Hòn Khoai, Hòn Nghệ, Hòn Tre, Ba Hòn, Phú Quốc, Lại Sơn, Quần Đảo Nam Du. và lên ngôi Hoàng đế lấy hiệu Gia Long, đặt Tên Đất nước là Việt Nam), Ông Trương Đình Lý, và Ông Trương Đình Thông theo lệnh của triều đình phải tòng quân chống lại Tây Sơn, (Ông Trương Đình Nghĩa là con út của Ông Trương Đình Xuân ở lại nuôi Cha, mẹ già. Ông Trương Đình Lý trước khi tòng quân đã lập gia đình và có một con trai tên là Trương Đình Thìn) được điều động đến trấn thủ thành Bình Định cùng Ông Võ Tánh và Ngô Tùng Châu.Thành Bình Định ngay sau đó bị Đại quân Tây Sơn , dưới quyền chỉ huy của Thái Phó Trần Quang Diệu và tướng Võ Văn Dũng kéo đến bao vây. Cuộc bao vây kéo dài 14 tháng, do thiếu lương thảo, binh lực nên thành Bình Định Thất Thủ. Trước lúc thất thủ Ông Võ Tánh sai thuộc hạ lấy Rơm, Củi chất dưới lầu Bát Giác, đổ thuốc súng vào rồi châm ngòi tự hỏa thiêu. Ông Ngô Tùng Châu dùng thuốc độc tự vẫn cùng một số thuộc hạ thân tính trong đó có Ông Trương Đình Lý (Tổ Tiên của Bà Nội Ông Trần Văn Giàu – Wikipedia tiếng Việt), người em Trương Đình Thông thiêu xác anh mình và đem tro cốt về quê an táng. Mộ Ông Trương Đình Lý trên đất nhà tại Ấp Đồng Tre, An Lục Long, Châu Thành, Long An. Khi thành thất thủ ngày 27 tháng 5 năm Tân Dậu tức vào ngày 07-07-1801 Ông Võ Tánh, Ngô Tùng Châu cùng một số thuộc hạ thân tính Tuẫn Tiết trong thành Hoàng Đế để tỏ lòng Trung Với Vua Hiếu Với Dân, tiếp tụ đi theo dẫn dắt Binh lính tử trận, tiếp tục Bảo Quốc An Dân.

Trong thời gian Võ Tánh trấn giữ thành, thành Hoàng Đế được đổi tên là thành Bình Định.

Năm Nhâm Tuất 1802 Chúa Nguyễn Phúc Ánh đánh bại nhà Tây Sơn lên ngôi Hoàng Đế, lấy niên hiệu là Gia Long rồi đãi ngộ, phong thưởng những vị công thần, binh lính đã hy sinh. Bà Trương Đình Lý, Ông Trương Đình Thông được Sắc Phong Ban thưởng. Bà Trương Đình Lý không tục huyền, ở vậy nuôi con là Ông Trương Đình Thìn ( Trích trong Gia Phả Dòng Họ Trương Đình, Trong gia phả Của Ông Trần Văn Giàu, tại An Lục Long, Châu Thành, Long An), thủ phủ của vùng đất Bình Định vẫn nằm ở thành Hoàng Đế. 12 năm sau, tới năm 1814 vua Gia Long cho dời thủ phủ về hướng đông nam, cách vị trí thành Hoàng Đế khoảng 6km và cho xây thành Bình Định mới tại đây.